BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG, CHỐNG CHÁY RỪNG
Trong thời gian gần đây trên địa bàn thị trấn đã xẩy ra 02 vụ cháy rừng, nguyên nhân chủ yếu là do người dân đốt nương, rẫy. Tuy các vụ cháy rừng đã được Chính quyền phát hiện và dập tắt kịp thời không để lại hậu quả quá nghiêm trọng. Tuy nhiên hệ lụy của cháy rừng, chúng ta phải mất hàng chục năm cũng không dễ dàng khắc phục. Vì thế, việc chủ động phòng chống cháy rừng đã và đang được đặt lên hàng đầu cho cả xã hội, đặc biệt vào thời gian cao điểm nắng nóng.
Để đảm bảo công tác phòng, chống cháy rừng trên địa bàn thị trấn. Chủ tịch UBND thị trấn Nông Trường Mộc Châu đề nghị các chủ rừng và người dân thực hiện nghiêm túc một số nội dung sau:
1. Đối với Chủ rừng có trách nhiệm: xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật; đầu tư xây dựng công trình, trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy rừng; đảm bảo kinh phí cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng; phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về án phòng cháy, chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận; phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng....
2. Đối với các Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sinh sống, hoạt động ở trong rừng, ven rừng có trách nhiệm:
1. Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật (Khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa phải thực hiện: Biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy; Không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp 4, cấp 5. Trong ngày, tiến hành đốt lúc gió nhẹ, vào trước 9 giờ buổi sáng và sau 16 giờ buổi chiều; Trước khi đốt phải thông báo với ban lãnh đạo tiểu khu, tổ đội phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong khi đốt phải bố trí người canh gác, có đủ dụng cụ để dập lửa khi cháy lan vào rừng; sau khi đốt xong phải dập tắt hết tàn lửa).
2. Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong gia đình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng.
3. Phối hợp với chủ rừng, các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng.
4.Tham gia các hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng khi được phép sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy trong rừng và ven rừng.
6. Ngăn chặn và báo kịp thời khi phát hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy rừng và hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng; báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện cháy và chấp hành nghiêm lệnh huy động tham gia chữa cháy rừng.
* Việc xử lý vi phạm về phòng cháy, chữa cháy rừng
Tại Điều 16, 17 Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, cụ thể như sau:
Điều 16: Hành vi vi phạm các quy định chung về phòng cháy, chữa cháy rừng (không gây ra cháy rừng) như: Hành vi đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh; không thực hiện đúng quy định pháp luật về sử dụng lửa khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng; đưa chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy vào rừng bị xử phạt hành chính từ 100 nghìn đồng đến 10 triệu đồng (tùy từng hành vi).
Điều 17: Hành vi vi phạm các quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng thì bị xử phạt hành chính từ 1 triệu đồng đến 100 triệu đồng Nếu vi phạm các quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng thì xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Đồng thời, phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với từng hành vi theo quy định...
Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, đặc biệt là sự chủ quan của một số chủ rừng và một bộ phận người dân thường xuyên đốt nương, rẫy. Chủ tịch UBND thị trấn Nông Trường Mộc Châu đề nghị Ban lãnh đạo 30 tiểu khu tăng cường công tác tuyên truyền các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng để nhân dân được biết và thực hiện. Mọi hành vi gây ra cháy rừng sẽ bị xử lý nghiêm trước pháp luật.
ong rừng và ven rừng.
6. Ngăn chặn và báo kịp thời khi phát hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy rừng và hành vi vi phạm quy định an toàn về án phòng cháy, chữa cháy rừng; báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện cháy và chấp hành nghiêm lệnh huy động tham gia chữa cháy rừng
* Việc xử lý vi phạm về phòng cháy, chữa cháy rừng
Tại Điều 16, 17 Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, cụ thể như sau:
Điều 16: Hành vi vi phạm các quy định chung về phòng cháy, chữa cháy rừng (không gây ra cháy rừng) như: Hành vi đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh; không thực hiện đúng quy định pháp luật về sử dụng lửa khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng; đưa chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy vào rừng bị xử phạt hành chính từ 100 nghìn đồng đến 10 triệu đồng (tùy từng hành vi).
Điều 17: Hành vi vi phạm các quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng thì bị xử phạt hành chính từ 1 triệu đồng đến 100 triệu đồng Nếu vi phạm các quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng thì xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Đồng thời, phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với từng hành vi theo quy định...
Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, đặc biệt là sự chủ quan của một số chủ rừng và một bộ phận người dân thường xuyên đốt nương, làm rẫy. Chủ tịch UBND thị trấn Nông Trường Mộc Châu đề nghị Ban lãnh đạo 30 tiểu khu tăng cường công tác tuyên truyền các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng để nhân dân được biết và thực hiện. Mọi hành vi gây ra cháy rừng sẽ bị xử lý nghiêm trước pháp luật.
Online: | 3 |
Hôm nay: | 50 |
Hôm qua: | 74 |
Tổng số: | 109562 |